Dạo này nghe nhóm bạn sau khi ra trường đi làm ở các công ty danh tiếng lại muốn quay trở lại cái nghề tự do (freelancer). Theo cái lý đưa ra thì ko ràng buộc về thời gian, vị trí, không cần nhìn sắc mặt xếp, ko đấu đá hay tranh giành quyền lực,... nói chung là free (tự do, thoải mái). Nhưng ngặt nỗi, thu nhập thì ko đc ổn định cho lắm. Nếu thành công thì tháng lãnh vài chục đến vài trăm "chai" là chuyện thường, còn nếu không thành công thì có tháng không một xu dính túi. Cái nghề này cần phải áp dụng 36 kế tôn tử binh pháp, hay áp dụng tất cả các bài học "Dạy con làm giàu" và cả "Think Big" của ông trùm Donald Trump vì chủ cũng là mình mà lính cũng là mình. Nói thật, nghe cũng hấp dẫn vì tính mạo hiểm, rủi ro và chủ yếu là làm việc mình yêu thích. Trong nhóm bạn, có đứa quyết định làm biên phiên dịch, có đứa viết báo, có đứa làm tư vấn riêng, rồi còn 1 nhóm nhỏ vài đứa quyết định kinh doanh nhỏ (nc ngoài ng ta gọi là small business entrepreneur). Sau 3 tháng test thử, đúng là đắng cay nhiều hơn ngọt bùi. Có đứa chi còn nhiều hơn thu dẫn đến bay lun số tiền tiết kiệm, có đứa thì ký đc vài hợp đồng tư vấn riêng sống khỏe cả năm, còn cái nhóm kinh doanh riêng thì vẫn đang lây lất trong giai đoạn set up. Nhưng kết luận chung, đây là khoản thời gian refresh mình, để xem thích hợp với con đường nào, để khi về già vẫn còn 1 thời để nhớ.
Cái nghề tự do đòi hỏi phải trang bị đủ kỹ năng, kiến thức và vốn sống để vừa manage về thời gian, vừa market bản thân, vừa định hướng cho tương lai, tuy ở quy mô nhỏ hơn nhưng nó va chạm đến tất cả các lĩnh vực, đòi hỏi phải có skill (mình tạm gọi môn học chỉ có ở trường đời), và ở đây mới nhận ra đc 1 bài học đáng giá :"hữu xạ, chưa chắc tự nhiên hương", quan hệ (network) vẫn là quan trọng nhất. Cho dù bạn kinh doanh bản thân, hay kinh doanh theo nhóm, hay đơn giản chỉ là biên phiên dịch thì để sống đc với nghề, cần phải có mối quan hệ - kinh doanh là sự hợp tác của nhiều người!!! Đơn giản nhất là sự hợp tác giữa mình và khách hàng, rộng hơn là với những người cộng tác, hay nhỏ nhất là giữa mình và người thân (vợ/ chồng ko đồng ý thì làm sao có đc tâm trạng tốt theo nghề)
Làm sao để có được mối quan hệ tốt với mọi người, tìm nơi nào, thể hiện ntn để mọi người hiểu và tin tưởng, đó là môn học mà phải học cả đời.
Freelancer có thể coi là 1 nghề, hoặc hiểu đúng hơn chính là dạng "tự doanh" trong đó lấy vốn kiến thức và thời gian là món hàng đem ra để trao đổi và mấu chốt thành công chính là nằm ở "network". Có rất nhiều ý tưởng thành công ở nước ngoài liên quan đến freelancer này, như là website freelancer, cafe freelancer, ... đó là nơi mà kết nối giữa người đang có và người đang cần, cũng như là nơi mà mọi người mở rộng đc network của mình.
Ở Mỹ, mô hình này ng ta gọi là small business và theo thống kê mình biết được giá trị của mô hình small business chiếm đến 10 tỷ USD/ năm và đặc biệt ngày càng phát triển trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn. Bí quyết thành công đối với họ vẫn là "network" và ngoài ra chính là "thị trường khe" - nơi ít người để ý nhưng nhu cầu thì ko nhỏ. Ví dụ, mình thấy rất nhiều bạn cung cấp các sản phẩm rất tốt như đặc sản vùng miền, hay là loại hàng handmade đặc trưng đc thị trường ưu chuộng, nhưng lại thiếu"network" nên việc phát triển gặp nhiều khó khăn. Nếu chỉ đơn thuần đưa lên các website rao vặt thì cần khoản 1000 lượt view mới có thể tìm đc 1-10 khách hàng có nhu cầu thật sự. Nếu bạn có bạn bè hoặc tìm đúng người tiêu dùng, thì việc mua bán sẽ diễn ra nhanh chóng và có thể đủ nuôi sống nghề freelancer.
Nhưng có 1 điều cần lưu ý đối với dân freelancer, chúng ta cần phải đặt chữ "tín" lên trên chữ "tiền". Lấy ví dụ như bán hàng đa cấp, họ rất cần network. Tuy nhiên, vì chạy theo network mà quên mât chất lượng cái mình đang offer cho khách hàng. Đó là điều nguy hiểm, vì sau thời gian sử dụng, ko có tác dụng gì thì hậu quả tất yếu là ng đó phải bỏ nghề vì đâu còn ai tin tưởng.
Mục đích mình viết bài này cũng để mọi người có thể biết đến nhau, giao lưu và giúp đỡ, đôi khi cái mình thiếu chính là cái ng ta đang thừa.
Viết cho những ai đang theo nghề tự do.
Nguồn : DDTH.COM
0 comments:
Post a Comment